UFO xuất hiện hơn 60 lần ở sân bay Ấn Độ

Người đứng đầu lực lượng bán quân sự canh phòng các sân bay và cơ quan chính phủ ở Ấn Độ tiết lộ UFO xuất hiện trên 60 lần ở sân bay quốc tế Indira Gandhi (IGI) tại New Delhi trong 4 tháng qua.
UFO xuất hiện gần máy bay cất cánh ở sân bay IGI hôm 1/1/2015. Ảnh: The Storypedia.

Theo Mysterious Universe, Surender Singh giữ chức Tổng chỉ huy Lực lượng an ninh công nghiệp miền trung (CISF) từ tháng 7/2015, vì vậy mọi trường hợp bắt gặp vật thể bay không xác định (UFO) đều được báo cáo lên ông.

Chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh cho hơn 300 khu công nghiệp bao gồm các nhà máy hạt nhân, sân bay, cơ quan vũ trụ, giếng dầu, nhà máy lọc dầu, cảng chính, nhà máy thủy/nhiệt điện, CISF gồm hơn 165.000 người và là lực lượng an ninh công nghiệp lớn nhất thế giới.

Trong dịp kỷ niệm 47 năm ngày thành lập lực lượng, Singh tiết lộ với các phòng viên có ít nhất 62 trường hợp UFO xuất hiện tại sân bay IGI tính từ hôm 27/10/2015.

Singh thừa nhận nhiều trường hợp là khinh khí cầu, diều bay, đèn lồng và bút laser, nhưng vẫn còn những trường hợp chưa thể giải thích. Tuy nhiên, sân bay vẫn được đặt ở mức báo động cao trong nhiều tháng qua.

"Các trường hợp này rất đáng để cân nhắc. Chúng tôi sẽ xem xét tất cả một cách nghiêm túc. Chúng tôi cho rằng UFO có thực và sẽ tiến hành mọi quy trình kiểm tra", Singh nói.

Phương Hoa
Read more…

Sớm nhất là 2,8 tỉ năm nữa vũ trụ mới chết, đừng quá lo sợ

Dựa trên phân tích tổng hợp nhiều giả thuyết, nghiên cứu tiến hàn trước đây, đặc biệt là về năng lượng tối, các nhà khoa học dự đoán rằng trong tình huống xấu nhất, vũ trụ sẽ kết thúc trong sớm nhất là 2,8 tỷ năm nữa và họ nói với chúng ta rằng "hãy yên tâm, bây giờ chúng ta vẫn an toàn".

Trước giờ, phần lớn các nhà khoa học đều đồng ý rằng vũ trụ rồi sẽ chết đi nhưng chính xác khi nào và như thế nào điều đó xảy đến thì họ vẫn còn chưa thể xác định được. Tuy nhiên, các nhà khoa học tại Đại học Lisbon, Bồ Đào Nha dẫn đầu bởi Diego Sáez-Gómez đã tiến hành một phân tích dựa trên nhiều nghiên cứu nhằm xác minh giả thuyết "Big Rip" vốn đang được chấp nhận rộng rãi để giải thích cho sự chết đi của vũ trụ.

Người ta đã đưa ra nhiều giả thuyết cho cái chết của vũ trụ. Một trong số đó cho rằng do vũ trụ cứ tiếp tục mở rộng ra với tốc độ ngày càng tăng và cho tới khi các ngôi sao đều đã chết hết, mọi thứ đều tan biến, vũ trụ sẽ quá lạnh lẽo và cuối cùng là tạo nên "cái chết của nhiệt". Bên cạnh đó cũng có giả thuyết về một "Big Crunch", cho rằng vũ trụ sẽ sụp đổ lên chính nó dẫn tới diệt vong. Tuy nhiên, từ khi xuất hiện khái niệm vật chất tối thí các nhà vật lý bắt đầu có thêm một số ý tưởng khác và đó chính là Big Rip.
Big Rip cũng dựa trên sự mở rộng ngày càng nhanh của vũ trụ và gia tốc này sẽ được dẫn dắt bằng năng lượng tối.

Big Rip cũng dựa trên sự mở rộng ngày càng nhanh của vũ trụ và gia tốc này sẽ được dẫn dắt bằng năng lượng tối. Vì vậy, nếu như toàn bộ năng lượng tối ngày càng gia tăng theo như giả thuyết của các nhà khoa học thì có thể, điều này sẽ xé rách kết cấu của vũ trụ ra thành từng mảnh. Các dự đoán trước đây cho rằng sự kiện đó sẽ xảy ra vào khoảng 22 tỉ năm nữa - một mốc thời gian quá xa trong tương lai.

Tuy nhiên, dựa trên các nghiên cứu sâu hơn về năng lượng tối và cách mà nó kiểm soát sự nở ra của vũ trụ, Sáez-Gómez đã quyết định tái lập các mô hình có thể xảy ra theo từng giả thuyết. Những mô hình này cho phép ông có thể ước tính được timeline của vũ trụ, thời điểm sớm nhất hoặc muộn nhất mà sự kiện Big Rip có thể diễn ra. Theo đó, sớm nhất thì cũng phải mất 2,8 tỉ năm nữa thì sự kiện Big Rip mới diễn ra.

Con số 2,8 tỉ năm có lẽ khiến chúng ta cảm thấy thật sự an toàn khi so với tuổi thọ trung bình của một đời người. Và thật ra, mọi chuyện càng tươi sáng hơn nữa khi mà các nhà khoa học vẫn chưa xác định được ngưỡng muộn nhất mà Big Rip có thể xảy ra. Thậm chí họ cho rằng có thể Big Rip sẽ không còn xảy ra nhưng cái chết do nhiệt sẽ xảy ra đối với vũ trụ.
2,8 tỉ năm vẫn chỉ là một con số ước tính trong nghiên cứu mới và vẫn chưa có bằng chứng cụ thể.

Dù vậy, 2,8 tỉ năm vẫn chỉ là một con số ước tính trong nghiên cứu mới và vẫn chưa có bằng chứng cụ thể. Để tiện so sánh, trước đây người ta đã dự đoán Mặt Trời sẽ chiếu sáng được it nhất là 5 tỉ năm nữa và so với nghiên cứu lần này thì rõ ràng là có sự mâu thuẫn. Các nhà nghiên cứu cũng nhận định rằng cần phải có thêm công cụ nghiên cứu về cơ sở lý luận, đặc biệt là kiến thức về cơ chế lượng tử, thuyết tương đối,... để có thể giải quyết câu hỏi này trong tương lai.
Read more…

Xem nhật thực ở đâu là tốt nhất vào ngày 9/3 tại Việt Nam?

Ngày 9/3 tới, những người yêu thiên văn Việt Nam có thể chứng kiến hiện tượng kỳ thú của thiên nhiên: Nhật thực.

Tại một số nước Đông Nam Á, nhật thực toàn phần có thể được nhìn thấy vào ngày 8/3/2016 theo giờ EST Hoa Kỳ, tương ứng với ngày 9/3/2016 theo giờ Việt Nam. Tuy nhiên, ở Việt Nam, người yêu thiên văn chỉ được xem nhật thực một phần, độ che khuất cao nhất của nhật thực ở Việt Nam là khoảng hơn 59%. Tỉ lệ che khuất giảm dần từ Nam ra Bắc.
Độ che khuất cao nhất của nhật thực ở Việt Nam là khoảng hơn 59%.

Một vài khu vực lớn ở Việt Nam sẽ được chứng kiến hiện tượng nhật thực cùng độ che khuất tương ứng:

Lũng Cú, Hà Giang (16,78%); Hoàn Kiếm, Hà Nội (22,28%); Bỉm Sơn, Thanh Hóa (24,57%); Huế (34,76%), Tam Kỳ, Quảng Nam (37,59%); Nha Trang, Khánh Hòa (48,13%), Long Khánh, Đồng Nai (51,88%); Phú Nhuận, TP.HCM (52,20%); Đất Mũi, Cà Mau (59,43%)...

Tại Indonesia, mặt trời bị che phủ 100% ở các đảo Palembang, Sumatra, Palu, Sulawesi, Pulau Ternate,... Vì vậy đây chính là những nơi lý tưởng nhất để xem nhật thực.
Khu vực Thái Bình Dương như Hawaii hay đảo Guam cũng được ngắm nhật thực toàn phần.

Tại Trung Quốc, Nhật Bản cũng có thể xem nhật thực với độ che khuất dưới 50%. Khu vực Thái Bình Dương như Hawaii hay đảo Guam cũng được ngắm nhật thực toàn phần.

Để đảm bảo an toàn cho mắt, người xem nên dùng kính thiên văn chuyên dụng, kính viễn vọng, màng lọc, phim lọc hoặc xem qua một xô nước tự chế. Sau lần nhật thực diễn ra vào 9/3/2016 này, người hâm mộ thiên văn sẽ phải đợi đến 21/8/2017 để được xem hiện tượng nhật thực diễn ra lần nữa.

Nhật thực là một trong số những màn trình diễn đẹp nhất của tự nhiên.

Nhật thực là một trong số những màn trình diễn đẹp nhất của tự nhiên. Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời và quan sát từ Trái Đất, lúc đó Mặt Trăng che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời. Trong lúc nhật thực toàn phần, đĩa Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn. Với nhật thực một phần hoặc hình khuyên, đĩa Mặt Trời chỉ bị che khuất một phần.
Read more…

Thiên hà lao về phía Trái Đất với tốc độ 400.000 km/h

Thiên hà Andromeda lân cận đang lao nhanh về phía dải Ngân Hà, có thể làm thay đổi bầu trời đêm nhìn từ Trái Đất.
Hình mô phỏng cuộc sáp nhập giữa dải Ngân Hà và Andromeda. Ảnh: NASA.

Theo RT, kết quả quan sát trong nhiều năm từ Kính viễn vọng Vũ trụ Hubble chỉ ra thiên hà Andromeda đang bay về phía thiên hà chứa Trái Đất (dải Ngân Hà) với tốc độ 400.000 km/h. Thời gian để Andromeda đến gần dải Ngân Hà là 4 tỷ năm và thời gian để vụ sáp nhập hoàn tất là 6 tỷ năm tính từ thời điểm hiện tại.

"Thiên hà Andromeda đang lao về phía chúng ta. Hai thiên hà sẽ va chạm và sáp nhập, tạo thành một siêu thiên hà mới", Roeland van der Marel, nhà thiên văn học ở Viện Khoa học Kính thiên văn ở Baltimore, Mỹ, tác giả nghiên cứu, cho biết.

Dải thiên hà mới chắc chắn sẽ có hình bầu dục thay vì hình xoáy tròn như dải Ngân Hà. Siêu thiên hà mới hình thành này cũng sẽ thay đổi bầu trời đêm nhìn từ phía Trái Đất. Tuy nhiên, khả năng Mặt Trời và Trái Đất va chạm với các vì sao hoặc hành tinh từ Andromeda là rất nhỏ bởi những khoảng trống lớn trong hai dải thiên hà.

Trái Đất có thể dễ dàng tồn tại trong vụ sáp nhập thiên hà có tốc độ 1,9 triệu km/h này. Ngay cả ở tốc độ này, sự kiện sẽ kéo dài trong khoảng hai tỷ năm. Dải Ngân Hà và Andromeda có kích thước và niên đại tương đương nhau (10 tỷ năm). Đôi khi, chúng được coi như cặp thiên hà song sinh và rất khó xác định dải ngân hà nào sẽ chịu ảnh hưởng xấu hơn từ vụ va chạm.

Sau khi vụ va chạm kết thúc, Mặt Trời vẫn hoạt động thêm hai tỷ năm nữa. Nhưng ở thời điểm đó, nó sẽ trở nên quá lớn và quá nóng đến mức con người không thể sinh sống trên Trái Đất nếu không có những công nghệ siêu việt.

Phương Hoa
Read more…

Ông hoàng vật lý: "Con người đủ khả năng di cư tới hành tinh khác"

Ông hoàng vật lý Hawking cho rằng hoàn toàn có thể chuyển đến hành tinh khác sống khi thảm họa xảy ra trên Trái Đất.

Stephen Hawking là diễn giả trong chương trình Reith Lecture của đài phát thanh BBC 4 năm nay, tập trung vào các khám phá nghiên cứu lỗ đen. Tuyên bố trên được ông đưa ra hôm 19/1 khi trả lời câu hỏi của thính giả.

"Dù khả năng xảy ra thảm họa trên Trái Đất vào một thời điểm nào đó là khá thấp, nó sẽ tăng dần theo thời gian, và chắc chắn sẽ xảy ra trong vòng vài nghìn hoặc chục nghìn năm sắp tới", người được mệnh danh là Ông hoàng Vật lý này nói.
Nhà vật lý Hawking. (Ảnh: BBC).

Tuy nhiên, ông cũng tiên đoán rằng, con người đủ khả năng để di cư tới các hành tinh khác trong khoảng vài thế kỷ tới.

"Chúng ta có thể sẽ di cư vào vũ trụ, tới các ngôi sao khác lúc thảm họa xảy đến, nên thảm họa không đồng nghĩa với sự kết thúc của nhân loại. Nhưng điều này sẽ phải mất ít nhất hàng trăm năm nữa. Do đó con người cần phải rất thận trọng với những hành động của mình trong thời gian này", ông nói

Trước đây, Hawking cũng đã đề cập đến những rủi ro tiềm năng của trí tuệ nhân tạo (AI), và cho rằng AI sẽ ngày càng mạnh, đủ để gây ra sự tuyệt chủng của loài người. Nhưng ông cũng nhấn mạnh rằng con người sẽ luôn luôn tìm được cách đối phó.

"Chúng ta không thể ngăn cản sự tiến bộ, cũng không thể đảo ngược nó, vì vậy chúng ta cần phải nhận thức được các nguy hiểm và kiểm soát chúng. Tôi là một người lạc quan, và tôi tin rằng chúng ta có thể".
Con người đủ khả năng khai phá vũ trụ. (Ảnh: NASA).

Kể từ khi Hawking bị chẩn đoán mắc căn bệnh về thần kinh vận động liên quan tới hội chứng teo cơ bên và buộc phải ngồi xe lăn suốt đời, quyết tâm vượt qua nghịch cảnh khuyết tật của ông đã được cả thế giới ngưỡng mộ.

Con gái của ông, Lucy, một nhà báo và nhà văn, đồng tác giả của cuốn sách khoa học dành cho trẻ em với giáo sư, khi được yêu cầu giải thích về nghị lực của bố mình đã nói: "Tôi nghĩ rằng ông vô cùng cứng cỏi, quyết tâm và luôn muốn được tiếp tục làm việc, có khả năng tập trung tất cả sức lực, năng lượng, tinh thần của mình hướng tới mục tiêu".
Read more…

Mỹ đã chính thức công bố tài liệu vê UFO - CIA công bố hàng nghìn tài liệu về UFO

Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) quyết định công bố một lượng lớn tài liệu về các vật thể lạ nghi là đĩa bay của người ngoài hành tinh.
Một số hình ảnh về đĩa bay do CIA công bố. Ảnh: CIA.

RT hôm qua đưa tin, tất cả tài liệu có nguồn gốc từ cuối những năm 1940 và 1950. "Chúng tôi công khai một vài tài liệu mà cả những người hoài nghi và những thợ săn UFO (vật thể bay không xác định) đều sẽ thấy thú vị", đại diện CIA cho biết.

Một tài liệu từ Đông Đức vào năm 1952 cho thấy các nhân viên đặc vụ điều tra câu chuyện đĩa bay khổng lồ có đường kính 15 m. Một tài liệu khác tiết lộ những chiếc đĩa bay được ghi nhận ở Tây Ban Nha và Bắc Phi. Trong tài liệu, bức ảnh về vật thể chỉ ra một sọc chéo có bề rộng thu nhỏ dần và chiếc bóng sáng màu hơn phần chóp của tòa nhà nhô lên trên nền trời.

CIA thậm chí còn đưa ra một số bức ảnh được cho là chụp những vật lạ như UFO và bộ phận cơ thể của người ngoài hành tinh. Theo CIA, các tài liệu mới công bố có thể cung cấp giải thích khoa học cho những trường hợp phát hiện UFO.

Phương Hoa
Read more…

Nga sẽ xây căn cứ ở Mặt trăng để bay tới sao Hỏa

Trước khi thực hiện chuyến bay có người lái lên sao Hỏa, Nga dự định hợp tác quốc tế để xây một căn cứ trên Mặt trăng.

Người đứng đầu Cơ quan nghiên cứu vũ trụ thuộc nhà nước Nga Roskosmos, Igor Komarov cho RIA Novosti biết thông tin này ngày 28/12.

"Trên thực tế, sao Hỏa là một mục tiêu đầy tham vọng của cả Roskosmos lẫn NASA, nhưng tôi tin chắc rằng, kế hoạch trước mắt của chúng tôi cũng như Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) và NASA là chinh phục Mặt trăng. Dù có những khó khăn về tài chính, chúng tôi vẫn duy trì chương trình nghiên cứu Mặt trăng. Chúng tôi sẽ tiến hành 5 cuộc thám hiểm bằng các thiết bị thăm dò tự động, trước khi thực hiện chuyến bay có người lái tới Mặt trăng", ông Komarov nói.

Phác họa 1 căn cứ trên Mặt trăng - (Nguồn: ESA).

Theo ông, cả NASA lẫn ESA đều không thể đơn phương thực hiện một dự án lớn như vậy: "Cả Nga và Mỹ đều có đủ khả năng kỹ thuật, và tôi nghĩ rằng ESA cũng có, ở mức độ nào đó. Nhưng sự thật là một sứ mệnh có quy mô lớn như khám phá Mặt trăng và sao Hỏa thì chỉ có thể được thực hiện cùng nhau. Bây giờ không nên đặt vấn đề ai sẽ bay lên đó đầu tiên".

Ông Komarov nói rằng Nga sẽ bảo đảm cung cấp chương trình vận tải có người lái lên trạm không gian quốc tế (ISS) ít nhất là cho đến hết năm 2018.

"Rất có thể, trong tương lai, Nga sẽ đảm bảo các chuyến bay chung có người lái đi xa hơn nữa, chẳng hạn đến Mặt trăng, sao Hỏa hay các tiểu hành tinh. Trước mắt, chúng tôi tập trung chú ý vào mục tiêu Mặt trăng. Nơi đó sẽ là căn cứ hậu cần kỹ thuật vững chắc cho việc phát triển các lĩnh vực công nghệ cho phép tiến hành chuyến bay đến các thiên thể khác.

Chúng ta phải liên tục cung cấp điều kiện sống bình thường trên Mặt trăng ít nhất là 1 năm cho các nhà du hành và duy trì trạng thái hoạt động bình thường của các thiết bị kỹ thuật. Nếu không bảo đảm được điều đó thì sẽ không thể bay đến sao Hỏa. Tôi nghĩ rằng sẽ phải mất hơn 10 năm trước khi chúng ta đạt được công nghệ đủ mạnh để thực sự có cơ hội bay đến sao Hỏa", ông Komarov cho biết.

Theo ông, vấn đề làm thế nào để bảo vệ cơ thể con người từ bức xạ và đảm bảo hoạt động hiệu quả lâu dài của các phi hành gia trên sao Hỏa thì cho đến nay vẫn chưa được giải quyết.

"Nói chung, vấn đề ở chỗ làm sao để đưa các tế bào sống đến sao Hỏa và đưa chúng trở về Trái đất an toàn. Hiện nay vẫn chưa có được một công nghệ hoàn toàn đáng tin cậy trong việc vận chuyển hàng hóa và con người qua khoảng cách lớn trong vũ trụ. Chúng ta nhất thiết không nên đặt ra mục tiêu phải đạt chiến thắng nhanh chóng, mà phải tiếp cận vấn đề một cách vô cùng thận trọng", ông Komarov kết luận.

Theo Thanh Niên
Read more…

Bằng chứng về UFO trong tranh vẽ thời Phục Hưng

Nhiều vật thể bất thường trên bầu trời được mô tả trong các bức họa từ thế kỷ 14 đến đầu thế kỷ 18 trông rất giống vật thể bay không xác định (UFO).

Bức tranh tường "Chúa Jesus bị đóng đinh trên cây thánh giá". Ảnh: Tu viện Visoki Decani, Nam Tư.
Theo The Huffington Post, trường hợp đầu tiên khắc họa UFO là bức tranh "Chúa Jesus bị đóng đinh trên cây thánh giá" do một họa sĩ vô danh vẽ trên tường ở tu viện Visoki Decani tại Kosovo, Nam Tư, vào năm 1350. Trong tranh, hai vật thể lạ chở theo phi công xuất hiện trên bầu trời ở cả hai bên của Chúa Jesus.
"Các chi tiết kỳ lạ ở bên trái và phải của bức họa ở Kosovo có thể ám chỉ Mặt Trời và Mặt Trăng", Dennis Geronimus, phó giáo sư về tranh vẽ thời Phục Hưng Italy kiêm chủ nhiệm Khoa lịch sử nghệ thuật ở Đại học New York, Mỹ, nhận xét.
Sự hiện diện đồng thời của cả Mặt Trời và Mặt Trăng minh họa một số đoạn trong sách Phúc âm, khi bầu trời trở nên tối sầm vào ban ngày trong thời gian chúa Jesus bị hành hình, Geronimus cho biết.
Bức tranh "Truyền tin với Thánh Emidius". Ảnh: Bảo tàng quốc gia London, Anh.
Trong bức tranh "Truyền tin với Thánh Emidius" do Carlo Crivelli vẽ năm 1486, một vật thể tròn phát ra chùm ánh sáng chiếu xuống Đức mẹ Đồng trinh Mary. Bức tranh này đang được trưng bày ở Bảo tàng Quốc gia London, Anh. "Tia vàng từ đám mây chiếu xuống nhỏ dần, xuyên qua một lỗ hổng trên tường phòng ngủ và chiếu xuống đầu Đức mẹ", Geronimus nói.
Bức tranh "Đức mẹ, Chúa hài đồng và tiểu thánh John". Ảnh: Bảo tàng Palazzo, Italy.
Bức tranh "Đức mẹ, Chúa hài đồng và tiểu thánh John", do nhiều họa sĩ vẽ từ thế kỷ 15 và được trưng bày tại bảo tàng Palazzo Vecchio ở Florence, Italy, cung cấp một bằng chứng khác về UFO. Ở bức tranh này, phía sau Maria, mẹ của Chúa Jesus, có một vật lạ với hình dáng giống đĩa bay lơ lửng trên bầu trời trong, một người đàn ông cùng con chó bên cạnh đang đứng trên mỏm đá và nhìn chằm chằm vào nó.
Bức tranh cuối cùng mang tên "Lễ thanh tẩy của Chúa Jesus" do Arendt de Gelder vẽ năm 1710 mô tả một vật thể hình tròn lớn, chiếu sáng đức Chúa. "Bốn tia sáng từ đĩa tròn trên bầu trời rọi xuống khi Chúa Jesus đang quỳ để Thánh John rửa tội", Geronimus nói.
Bức tranh "Lễ thanh tẩy của Chúa Jesus". Ảnh: Bảo tàng Fitzwilliam, Anh. 
"Nhiều chi tiết trong những bức tranh trên không khác hình ảnh UFO thời hiện đại, điều đó cho thấy người xưa tin vào sự tồn tại của một thế giới khác hay các sự kiện siêu nhiên", Geronimus kết luận.
Vân Du




Read more…

Vật thể lạ giống con tàu bí ẩn trên sao Hỏa

Tàu thăm dò Curiosity Rover của NASA ghi lại hình ảnh một vật thể bí ẩn trên sao Hỏa, có hình dáng rất giống Tàu khu trục Ngôi sao (Star Destroyer) trong bộ phim nổi tiếng Star Wars.

Tàu thăm dò Curiosity Rover phát hiện vật thể bí ẩn trên sao Hỏa

Scott C Waring, chuyên gia về UFO phát hiện con tàu bí ẩn khi xem ảnh chụp mới nhất của tàu thăm dò Curiosity Rover. "Vệt màu đen trên ảnh trông giống một vật thể bay không xác định bị rơi vỡ. Con tàu vũ trụ này có bề ngang khoảng 2,5 – 3 m nên chỉ đủ chỗ cho vài người," RT hôm 24/8 dẫn lời Waring.

Vật thể bí ẩn trên sao Hỏa có hình dáng giống Tàu khu trục Ngôi sao
 (Star Destroyer) trong phim Star Wars. (Ảnh: NASA.)

Vật thể lạ có hình dáng rất giống Tàu khu trục Ngôi sao (Star Destroyer) trong bộ phim Star Wars. Tuy nhiên, những con tàu hư cấu trên màn ảnh lớn gấp nhiều lần "con tàu" Waring phát hiện ra.
Tàu khu trục Ngôi sao trong phim Star Wars. (Ảnh: Lucasfilm/Absolute Film.)

Theo Sputnick News, con tàu có thể là kết quả của hiện tượng ảo giác pareidolia khi con người có xu hướng tưởng tượng ra hình ảnh quen thuộc từ những vật thể không liên quan. Con tàu bí ẩn trong ảnh chụp rất có thể chỉ là một khối đá.
Read more…

Mỹ thử nghiệm phóng tàu khai thác tài nguyên các thiên thạch

Công ty Planetary Resources (Mỹ) vừa phóng tàu vũ trụ nghiên cứu, thử nghiệm việc khai khác khoáng sản từ các thiên thạch gần Trái Đất.

Phóng tàu khai thác tài nguyên các thiên thạch gần Trái Đất

Theo Science Alert, công ty khai thác tiểu hành tinh Planetary Resources (PR) của Mỹ vừa phóng tàu vũ trụ nguyên mẫu Arkyd 3 Reflight (A3R) từ Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS) lên quỹ đạo hôm 16/7. Nó thực chất là một vệ tinh nhỏ có nhiệm vụ thử nghiệm, nghiên cứu việc khai thác các tiểu hành tinh giàu tài nguyên gần Trái Đất trong tương lai gần.
Mô phỏng tàu vũ trụ khai thác thiên thạch trong tương lai. (Ảnh: Printf.eu)

A3R sẽ hoạt động trong 90 ngày, nhằm thử nghiệm hệ thống điều khiển và hệ thống điện tử của công ty. Qua đó rút ra bài học kinh nghiệm để điều chỉnh công nghệ, giúp những tàu vũ trụ trong tương lai thực sự có khả năng tiến hành thăm dò không gian.

"Triết lý của chúng tôi là kiểm tra thường xuyên, và nếu có thể, thử nghiệm trực tiếp trong không gian. A3R là tàu thử nghiệm tinh vi, chi phí hiệu quả nhất từng được tạo ra. Chúng tôi đang đổi mới trên mọi góc độ, từ thiết kế cho đến vận hành," Chris Lewicki, chủ tịch của PR, nói.

Nhà đầu tư tài chính cho công ty là Larry Page và Eric Schmidt thuộc Google, và Richard Branson, người sáng lập kiêm chủ tịch tập đoàn Virgin.

"Việc triển khai thành công A3R là cột mốc quan trọng của công ty. Chúng tôi đang phát triển các công nghệ thăm dò, khai thác khoáng sản tiểu hành tinh. Qua đó, tạo ra một nền kinh tế ngoài hành tinh, làm thay đổi cách chúng ta sống trên Trái Đất," Peter H. Diamandis, người đồng sáng lập PR chia sẻ.

Sau khi A3R hoàn thành sứ mệnh vào cuối năm nay, Planetary Resources sẽ cho ra mắt một vệ tinh khác là Arkyd-6, có kích cỡ lớn gấp đôi mẫu tiền nhiệm. Dự kiến vệ tinh mới sẽ có một hệ thống chụp ảnh hồng ngoại nhằm phát hiện sự hiện diện của nước và khoáng chất ngậm nước trong các tiểu hành tinh bay gần Trái Đất.

"Khai thác tiểu hành tinh nghe có vẻ như một chủ đề khoa học viễn tưởng, nhưng công ty chúng tôi đang phát triển công nghệ này. Thậm chí, nhiều chính phủ trên thế giới đã tạo ra chính sách và khuôn khổ pháp lý để hỗ trợ hoạt động khai thác trên tiểu hành tinh trong vài năm tới," Chris Lewicki nói với ABC News.
Read more…

Những hành tinh nào có thể tồn tại sự sống như Trái Đất?

Tàu thăm dò vũ trụ Kepler của NASA phát hiện 12 trong số hơn 1.000 hành tinh ở Ngân hà có quỹ đạo quanh sao mẹ giống Trái Đất và có thể tồn tại sự sống.

Những hành tinh có thể tồn tại sự sống giống trái đất được phát hiện bởi Tàu thăm dò vũ trụ Kepler


Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) hôm qua công bố tìm thấy một hành tinh có thể là "Trái Đất thứ hai", được đặt tên Kepler-452b. Bên trái là Trái Đất và sao mẹ - Mặt Trời, bên phải là mô phỏng Kepler-452b và sao mẹ của nó.

Giới khoa học vẫn chưa thể nói hành tinh này có đại dương và lục địa giống Trái Đất hay không. Hành tinh này to hơn Trái Đất 60%, cách chúng ta khoảng 1.400 năm ánh sáng, nằm trong chòm sao Cygnus.


Trước đó, hôm 17/4/2014, các nhà khoa học phát hiện một hành tinh có kích thước tương tự Trái Đất, xoay quanh sao mẹ trong vùng "có thể duy trì nước ở trạng thái lỏng, thích hợp cho sự sống phát triển (HB)".

Điều này không có nghĩa ở đó có sự sống, Thomas Barclay, nhà khoa học Viện nghiên cứu môi trường Bay Area, Mỹ và đồng sự cho biết. Họ đặt tên cho hành tinh này là Kepler-186f.

Kepler-186f có thể coi là "họ hàng của Trái Đất hơn là một Trái Đất thứ hai. Nó chứa đựng nhiều yếu tố giống với Trái Đất." Hành tinh do Kính thiên văn Vũ trụ Kepler phát hiện, cách chúng ta khoảng 500 năm ánh sáng và nằm trong chòm sao Cygnus. Một họa sĩ đã vẽ ảnh trên, mô phỏng Kepler-186f.


Tháng 6/2013, các nhà khoa học tuyên bố có ba hành tinh quay quanh ngôi sao Gliese 667c có thể ở được. Ảnh trên là viễn cảnh về một trong ba hành tinh, hướng về sao mẹ ở giữa bầu trời. Hai hành tinh còn lại là hai ngôi sao nhỏ phía xa.





Biểu đồ thể hiện những hành tinh được cho là quay quanh sao mẹ Gliese 667C. Trong đó, c, f và e có khả năng tồn tại nước dạng lỏng. Những hành tinh còn lại mặc dù kích thước tương tự, nhưng không có những điều kiện để tồn tại sự sống.


Biểu đồ những hành tinh mới được Kepler phát hiện, chia theo kích cỡ so sánh với Trái Đất. Kepler-22b được công bố tháng 12/2011, ba hành tinh còn lại công bố hôm 18/4/2013. Tất cả đều có thể tồn tại sự sống, nhưng con người vẫn chưa xác định được cấu tạo và khí quyển của chúng.


Biểu đồ so sánh các hành tinh trong hệ Mặt Trời với hành tinh trong hệ Kepler-62. Cả 5 hành tinh cách Trái Đất 1.200 năm ánh sáng.


Đồ họa Kepler-62e, hành tinh có quỹ đạo quanh một ngôi sao nhỏ hơn và lạnh hơn Mặt Trời, cách Trái Đất 1.200 năm ánh sáng, nằm trong chòm sao Lyra.


Đồ họa về Kepler-62f, cùng hệ với Kepler-62e.


Biểu đồ so sánh hành tinh trong hệ Mặt Trời với hành tinh trong hệ Kepler-69, trong đó Kepler-69c và 69b có khả năng tồn tại sự sống.


Kepler-69c cách Trái Đất 2.700 năm ánh sáng, nằm trong chòm sao Cygnus.


Đồ họa thể hiện những loại hành tinh khác nhau do tàu thăm dò vũ trụ Kepler của NASA phát hiện.
Read more…

Sự sống bắt đầu từ một vũng nước trên Trái đất?

Dù thường chỉ được coi là chướng ngại vật khiến con người phải đi vòng tránh hoặc nhảy qua trong một ngày mưa ướt, nhưng các vũng nước có thể đóng một vai trò quan trọng hơn nhiều trong cuộc sống của chúng ta. Yếu tố đầu tiên làm khởi phát sự sống trên Trái đất thuở sơ khai có thể xuất hiện trong một vũng nước, theo một nghiên cứu mới.

Các chu kỳ sấy khô ban ngày và tái ướt ban đêm của các vũng nước có thể làm khởi phát các phản ứng hóa sinh thiết yếu cho sự sống bắt đầu hình thành trên Trái đất thuở sơ khai. Ảnh: Corbis

Các nhà nghiên cứu phát hiện, sự khô cạn của một vũng nước dưới nắng và việc nó tái ướt dưới cơn mưa có thể đã tạo điều kiện cho quá trình hóa sinh then chốt, thiết yếu cho sự sống hình thành.

Một phản ứng hóa học, cho phép các polypeptide kết lại thành chuỗi (khi đủ dài sẽ hình thành các protein), đã xảy ra chỉ sau 20 chu kỳ của sự bay hơi ban ngày và làm ẩm ướt ban đêm.

Các tác giả của nghiên cứu trên nói, khám phá của họ ủng hộ các giả thuyết cho rằng, sự sống có thể bắt đầu trên đất khô và có lẽ ở cả sa mạc, cách đây khoảng 4 tỉ năm.

Giáo sư Nicholas Hud, một nhà hóa học thuộc Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), người đứng đầu nghiên cứu, nhấn mạnh: "Tính đơn giản của việc dùng các chu kỳ làm ướt - khử nước để thúc đẩy các đặc tính hóa học cần thiết cho sự sống thực sự đáng chú ý. Dường như, đất khô hạn đã cung cấp một môi trường vô cùng thuận lợi để có được các đặc tính hóa học cần thiết cho sự sống khởi phát".

Báo cáo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Angewandte Chemie cho biết, việc trộn 2 khối xây dựng sinh hóa cơ bản - amino axit và hydroxy axit - trong nước liên tục khô và tái tạo, có thể khiến chúng hình thành các phân tử phức hợp. Nhóm nghiên cứu nhận thấy, các chu kỳ làm ướt và sấy khô dẫn tới sự tan vỡ và tái tổ hợp của các phân tử hữu cơ thành các chuỗi ngẫu nhiên.

Amino axit là các khối xây dựng cơ bản của mọi protein, trong khi hydroxy axit là các hợp chất hóa học có tính axit một cách tự nhiên. Các nhà sinh vật học vũ trụ đã phát hiện bằng chứng cho thấy, những hợp chất này có thể tồn tại trên các thiên thạch.

Thông qua thực nghiệm, giáo sư Hud và các cộng sự khám phá ra rằng, các hydroxy axit kết hợp trong các chu kỳ làm ẩm - sấy khô lặp đi lặp để tạo thành một polyester. Việc này sau đó tạo điều kiện cho sự hình thành các kết nối giữa các amino axit để tạo ra các peptide có độ dài tới 14 amino axit.

Nghiên cứu trước đây từng cho thấy, các polypeptide có thể được tạo ra thông qua việc đung nóng chúng qua ngưỡng sôi của nước, nhưng nghiên cứu mới ám chỉ, các phản ứng này cũng có thể xảy ra ở nhiệt độ thấp hơn nhiều (65oC) như đã được phát hiện trên mặt đất. Quá trình này có thể đã dẫn tới sự hình thành các phân tử mới giống enzyme, đóng vai trò xúc tác cho các phản ứng hóa học khác cần thiết cho sự sống.

Tuấn Anh (Theo Daily Mail)
Read more…

NASA tuyên bố tìm thấy 'Trái Đất thứ hai'

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) hôm qua tuyên bố tàu thăm dò vũ trụ Kepler đã phát hiện "Trái Đất thứ hai" - to hơn, già hơn và cách chúng ta hơn 1.000 năm ánh sáng.

Trái Đất và Mặt Trời (trái) so với "Người anh của địa cầu" và mặt trời của nó. Ảnh: NASA

"Bây giờ. Trái Đất đã bớt cô đơn hơn một chút," Jon Jenkins, nhà nghiên cứu của dự án Kepler hài hước nói. "Trái Đất thứ hai" được đặt tên là Kepler-452b, cách chúng ta khoảng 1.400 năm ánh sáng, trong chòm sao Cygnus.

Theo NASA, nó to hơn địa cầu 60%, và quay quanh ngôi sao mẹ ở khoảng cách phù hợp, khiến nước có thể duy trì ở trạng thái lỏng. Các nhà khoa học dự đoán nó có lực hấp dẫn gấp hai lần Trái Đất, và khả năng nó có bề mặt đá là rất cao.

Khoảng cách từ Kepler-452b đến ngôi sao mẹ của nó xa hơn so với khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời. Tuy nhiên, sao mẹ của nó sáng hơn nên nhận được năng lượng tương tự như Trái Đất nhận từ Mặt Trời. Ánh mặt trời đó cũng giống với Mặt Trời của địa cầu, Jenkins nói.

Hành tinh đó "gần như chắc chắn có khí quyển," Jenkins cho biết, mặc dù họ chưa thể khẳng định vật chất nào cấu tạo nên khí quyển của nó. Tuy nhiên, nếu suy luận của giới địa chất hành tinh học là đúng, thì Kepler-452b có khí quyển dày hơn Trái Đất, và đang có núi lửa hoạt động. Nó mất 385 ngày để quay quanh sao chủ, tương tự như Trái Đất quay quanh Mặt Trời trong 365 ngày.

Nó đã bay trong quỹ đạo này 6 tỷ năm, đủ thời gian để hình thành sự sống, Jenkins nói. "Như vậy là có cơ hội để sự sống nảy sinh tại đây, nếu có tất cả mọi thành phần và điều kiện cần thiết cho sự sống tồn tại trên hành tinh," Jenkins tuyên bố.

Trước khi phát hiện ra hành tinh này, một hành tinh khác được gọi là Kepler-186f được coi là gần giống Trái Đất nhất, NASA cho biết. Hành tinh đó to hơn Trái Đất khoảng 10 lần, và cách chúng ta 500 năm ánh sáng. Tuy nhiên, nó chỉ nhận được 1/3 năng lượng từ sao mẹ, vì thế, buổi trưa ở đó sẽ giống như buổi tối trên Trái Đất.

Kính thiên văn Không gian Kepler trị giá 600 triệu USD đi vào hoạt động kể từ tháng 3/2009. Nó có nhiệm vụ nghiên cứu sự đa dạng của hệ thống hành tinh trong Ngân Hà, đồng thời tìm kiếm các hành tinh đá giống như Trái Đất. Nó đã phát hiện hơn 1.000 hành tinh, và 12 trong số đó, bao gồm Kepler-452b, có kích thước gần gấp đôi Trái Đất, bay theo quỹ đạo quanh sao mẹ ở khoảng cách phù hợp.

Năm 2017, NASA dự định phóng vệ tinh săn hành tinh TESS. Nó sẽ cung cấp thêm cho các nhà khoa học chi tiết về kích cỡ, khối lượng, bầu khí quyển của những hành tinh có quỹ đạo bay quanh một ngôi sao. Một năm sau, kính thiên văn không gian James Webb sẽ khởi động. NASA hy vọng, nó sẽ cung cấp những bằng chứng đáng kinh ngạc về nhiều thế giới khác ngoài Trái Đất, bao gồm màu sắc, thay đổi thời tiết theo mùa, thậm chí còn có cả hệ thực vật.

Hồng Hạnh
Read more…

NASA chế kính viễn vọng mạnh hơn Hubble, tìm người ngoài hành tinh

Một nhóm các nhà thiên văn học vũ trụ tuyên bố NASA đang lên kế hoạch phóng kính viễn vọng mạnh hơn Hubble vào năm 2030 nhằm giải đáp câu hỏi liệu có sự sống trên các hành tinh khác hay không

NASA chế kính viễn vọng cực mạnh, tìm người ngoài hành tinh

Theo Daily Times Gazette ngày 14/7 đưa tin, chiếc kính viễn vọng đang trong quá trình phát triển này sẽ được phóng lên quỹ đạo cách Trái Đất hơn 1,6 triệu km vào năm 2030 và có thể tìm ra những hành tinh tương tự Trái Đất ẩn trong vũ trụ.
Kính viễn vọng không gian hiển thị độ nét cao High Definition Space Telescope. (Đồ họa: WebbTelescope.org)
Kính viễn vọng không gian hiển thị độ nét cao High Definition Space Telescope (HSTD) sẽ lớn gấp 5 lần và nhạy hơn gấp 100 lần kính Hubble, trang bị gương có đường kính gần 122 m.
Kính viễn vọng HDST có thể làm mờ ánh sáng mạnh phát ra từ các vì sao bao quanh hành tinh ngoài hệ Mặt Trời. Nhờ vậy, ánh sáng mờ từ chính hành tinh sẽ trở nên rõ ràng hơn với các nhà thiên văn.
Thông qua quan sát điều kiện khí quyển trên hành tinh ngoài hệ Mặt Trời,các nhà thiên văn có thể xác định những yếu tố có trên bề mặt của nó và xem xét dấu hiệu tồn tại sự sống.
Kính viễn vọng hiển thị độ nét cao sẽ đảm nhận sứ mệnh của kính viễn vọng không gian Hubble, vừa kỷ niệm 25 năm hoạt động sau khi phóng vào vũ trụ năm 1990. Hubble cũng được thiết kế để tìm kiếm những hành tinh tương tự Trái Đất trong dải Ngân Hà, nhưng chưa đủ mạnh để xác định vị trí của các hành tinh ngoài hệ Mặt Trời cách trái đất hàng chục triệu km.
Các nhà thiên văn đã tìm ra gần 2.000 hành tinh ngoài hệ Mặt Trời trong vũ trụ từ sau khi phóng kính viễn vọng Hubble và hầu hết trong số đó không thể nhìn rõ.
Với lượng thông tin khổng lồ kể trên, Sara Seager, Trưởng nhóm nghiên cứu, cho rằng HDST sẽ giúp trả lời câu hỏi trung tâm đã ám ảnh loài người trong nhiều thế kỷ: Liệu con người có đơn độc trong vũ trụ.

Read more…

Rác vũ trụ có thể là "tác giả" của vệt sáng xanh ở Hà Tĩnh

Bạn có hay, có khoảng 5.500 tấn rác có kích thước lớn hơn 1cm đang tồn tại, trôi lang thang vô định trong quỹ đạo Trái đất và có thể "ghé thăm" chúng ta bất cứ lúc nào.

Theo kênh 14 đưa tin vào khoảng 22 giờ ngày 8/7, người dân huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh phát hiện một vệt sáng lớn trên không lao xuống khu vực biên giới Việt - Lào, kèm theo một tiếng nổ lớn. 


Người dân kéo nhau tới khu vực vệt sáng lao xuống đất phát ra tiếng nổ. (Ảnh Người Lao động)

Theo Thanh Niên Online đưa tin, trung tướng Võ Văn Tuấn - Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam khẳng định, không có bất cứ chuyến bay nào kể cả quân sự và dân sự gặp sự cố tại địa phận của huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh.

Trung tướng Võ Văn Tuấn nhận định, vệt sáng trên bầu trời kèm theo tiếng nổ lớn mà người dân địa phương nhìn thấy nhiều khả năng là mảnh rác vũ trụ. Khi nó rơi vào bầu khí quyển thì bốc cháy và phát ra tiếng nổ. 

Vậy rác vũ trụ là gì và vì sao chúng lại có thể "ghé thăm" Trái đất, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Rác vũ trụ là gì?

Kể từ khi vật thể đầu tiên là vệ tinh Sputnik 1 được phóng vào vũ trụ ngày 4 tháng 10 năm 1957, con người đã tạo nên một "bãi chiến trường" tại khu vực vũ trụ xung quanh Trái đất.
 
Rác vũ trụ cơ bản là những bộ phận vệ tinh nhân tạo cũ, các tàu vũ trụ không còn hoạt động hay mảnh tách rời từ vụ va chạm vệ tinh nhân tạo. 


Ảnh minh họa về số lượng rác vũ trụ đang lơ lửng quanh Trái đất
Theo ước tính của cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), có khoảng 5.500 tấn rác (khoảng 600.000 vật thể) có kích thước lớn hơn 1cm đang tồn tại, trôi lang thang vô định trong quỹ đạo Trái đất. Trong đó hơn 20.000 mảnh rác có kích thước lớn hơn một quả bóng mềm và hàng triệu mảnh rác có kích thước nhỏ khó bị phát hiện.

Đó có thể là những mảnh tàu thám hiểm, vệ tinh không còn hoạt động, mảnh vỡ từ các vụ nổ hay thậm chí những miếng kim loại nhỏ, lớp sơn bong ra từ thân tàu… vẫn đang quay quanh quỹ đạo của Trái đất hàng ngày, hàng giờ.


Các vật thể trên luôn chuyển động không ngừng với vận tốc có thể lên tới 28.163 km/h. Theo các chuyên gia, với tốc độ đó, một mảnh rác nhỏ xíu cũng có thể phá hoại vệ tinh nhân tạo hay các tàu vũ trụ bất cứ lúc nào.

Rác vũ trụ có thể "ghé thăm" Trái đất bất cứ lúc nào

Theo các nhà khoa học NASA, chuyện các vệ tinh và tên lửa cũ rơi trở lại Trái đất không phải là điều gì mới mẻ. Năm 2001, trạm vũ trụ Mir của Nga khi không còn hoạt động đã rơi xuống Trái đất. Vào năm 2010, chuyên gia ước tính, có khoảng 400 mảnh vỡ từ rác vũ trụ đã rơi trở lại tầng khí quyển. 


Bên cạnh đó, các vệ tinh hết nhiên liệu hoạt động nó sẽ rơi trở lại bầu khí quyển Trái đất. Trong phần lớn các trường hợp thì các bộ phận của vệ tinh sẽ bị đốt cháy khi xuyên qua bầu khí quyển.

Nicholas Johnson - nhà khoa học đứng đầu nhóm theo dõi rác vũ trụ của NASA nói rằng, rác vũ trụ sẽ "ghé thăm" Trái đất nhanh và nhiều hơn. Lý do là bởi, Mặt trời đang có chu kỳ hoạt động mạnh, dẫn đến sự nở rộng của khí quyển Trái đất.

Theo National Geographic, hiện tượng bùng phát nhiệt trên tầng thượng quyển của Mặt trời có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây khiến Trái đất hứng chịu nhiều bão Mặt trời mạnh. Xu hướng đó khiến tầng nhiệt lưu trong bầu khí quyển Trái đất giãn nở.

Ông Johnson giải thích: “Mặt trời hoạt động càng mạnh thì năng lượng mà bầu khí quyển Trái đất hấp thụ càng lớn. Bầu khí quyển càng hấp thụ nhiều năng lượng thì nó càng nóng và giãn nở thêm". Do tầng nhiệt lưu phình ra, tốc độ rơi của rác vũ trụ trên quỹ đạo địa cầu tăng so với thời gian trước.


Cùng với đó, sự giãn nở của khí quyển khiến mật độ không khí tại mọi độ cao tăng. Mật độ không khí cao dẫn theo lực kéo của nó càng lớn. Và lực kéo của không khí lớn sẽ khiến rác vũ trụ càng dễ rơi.

Được biết, phần lớn rác vũ trụ bốc cháy hoàn toàn trong khí quyển khi chúng lao xuống Trái đất. Song có một số mảnh rác lớn không cháy hết, có thể xuyên qua bầu khí quyển, rơi trúng người hay tài sản.

Để hạn chế lượng rác thải vũ trụ rơi xuống khí quyển, các nhà nghiên cứu thuộc Cơ quan Thám hiểm Không gian Nhật Bản (JAXA) đã và đang tiếp tục thử nghiệm để cho ra đời loại lưới dọn rác vũ trụ. 

Theo đó, phương pháp dọn rác không gian có hình thức hoạt động như lưới đánh cá. Khi đi vào quỹ đạo, vệ tinh sẽ quăng lưới dọn rác vào không gian, lưới sinh điện làm chậm tốc độ di chuyển của các loại rác cho đến khi đốt cháy chúng một cách vô hại khi rơi xuống khí quyển Trái đất.

Read more…
^^^Đầu trang